Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa và Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa và Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2025

Hiệu quả việc ứng dụng chuyển đổi số trong công tác "Dân vận"

 • BAN DÂN VẬN QUẬN ỦY

Xác định tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới và vai trò của việc ứng dụng chuyển đổi số trong công tác dân vận, các cấp ủy đảng, chính quyền quận Bình Thạnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2024 “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tập trung thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”. Theo đó, hệ thống dân vận đã bám sát thực tiễn, đổi mới linh hoạt triển khai nhiều phong trào, hoạt động cụ thể, cách làm hay, phù hợp, nhằm đưa công nghệ số, dữ liệu số vào mọi mặt công tác, lĩnh vực và đời sống của người dân. Qua đó, nâng cao công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ định hướng phát triển của quận; khơi dậy khát vọng vươn lên, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. 

Quyết tâm hành động

 Năm 2024, Ban Dân vận Quận ủy đã chủ động tham mưu Ban Thường vụ Quận ủy, Thường trực Quận ủy lãnh đạo, quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương, Thành ủy về công tác dân vận, thực hiện dân chủ ở cơ sở, công tác dân tộc, tôn giáo gắn với chủ đề năm “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội” đến các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó tập trung các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện cho cơ sở đảng, đoàn thể, khu phố và Nhân dân vừa nắm bắt nhanh tình hình, vừa kịp thời định hướng hoạt động, góp phần phát huy hiệu quả công tác dân vận. 

 Ban Dân vận, các ngành, đoàn thể tích cực đổi mới công tác dân vận theo xu hướng chuyển đổi số, tuyên truyền, nhân rộng mô hình, điển hình dân vận khéo hiệu quả. Qua đó, chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của Nhân dân để tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền quan tâm giải quyết. 

Lan tỏa hoạt động từ chuyển đổi số 

Ban Dân vận chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị chuyên đề “Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong công tác dân vận” trên cơ sở Chương trình công tác dân vận năm 2024 và nội dung phối hợp giữa Ban Dân vận Quận ủy với Ủy ban nhân dân quận về thực hiện công tác dân vận giai đoạn 2022 - 2026. Qua hội nghị, Ban Dân vận ghi nhận nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ và giới thiệu cách làm, giải pháp của các đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền tại địa phương đạt hiệu quả thiết thực.

 Xác lập phương thức tuyên truyền hiệu quả trong giai đoạn hiện nay chính là ứng dụng chuyển đổi số vào công tác dân vận, theo đó, Ban Dân vận Quận ủy chủ động tham mưu Thường trực Quận ủy xây dựng trang fanpage “Dân vận Bình Thạnh” được giới thiệu và ra mắt vào tháng 5/2024. Đến nay trang fanpage “Dân vận Bình Thạnh” đã đăng tải 116 tin bài về nội dung tuyên truyền, hoạt động nổi bật của quận, Ban Dân vận Quận ủy, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và các cơ sở Đảng trong công tác dân vận, thực hiện dân chủ ở cơ sở, thu hút hơn 4.600 lượt thích, 5.100 lượt người theo dõi và 28.700 lượt tương tác bài viết. 

Trang fanpage “Dân vận Bình Thạnh”.
Trang fanpage “Dân vận Bình Thạnh”. 

Ban Dân vận phối hợp Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận tổ chức hội thi “Sáng kiến chuyển đổi số trong công tác dân vận”, nhằm phát huy tính sáng tạo, nhạy bén của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khi vận dụng chuyển đổi số trực tiếp vào công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân đối với lĩnh vực mình phụ trách. Hội thi thu hút 151 sản phẩm tham gia gồm bài viết và thiết kế infographic. Có 15 sản phẩm được chọn và đăng tải trên trang fanpage “Dân vận Bình Thạnh” giúp người xem được trực tiếp tiếp cận sáng kiến và đánh giá hình thức thiết kế sản phẩm của thí sinh, phát huy dân chủ, khách quan của hội thi. Đây là các sản phẩm tuyên truyền ứng dụng chuyển đổi số ở hầu hết các lĩnh vực được triển khai thực hiện hiệu quả, tiêu biểu như: Tuyên truyền, vận động người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên của Trung tâm Thể dục thể thao giúp người dân dễ dàng tìm kiến thông tin, đăng ký, nắm nhu cầu hay như Hộp thư dư luận xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường 21 giúp nắm bắt, thu thập ý kiến người dân… 

Thực hiện Tập san giới thiệu các mô hình, giải pháp “Dân vận khéo” giai đoạn 2019 - 2024 (trong đó có 4 mô hình, giải pháp ứng dụng chuyển đổi số) theo hình thức Infographic trực quan, có đường dẫn quét mã Qr-code để xem chi tiết nội dung mô hình, giải pháp và các video clip đã được Đài truyền hình đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập san được phát hành đến lãnh đạo Ban Dân vận Thành ủy, các quận trong cụm thi đua 2 Thành phố, các đồng chí lãnh đạo quận, 81 cơ sở Đảng và 271 chi bộ khu phố. Đồng thời, để Tập san được lan tỏa sâu rộng, Ban Dân vận phối hợp Trung tâm Văn hóa quận thực hiện số hóa Tập san và đăng tải trên link Thư viện điện tử của Thư viện khoa học Tổng hợp Thành phố, người xem dễ dàng đăng nhập vào link và quét xem từng trang của Tập san. 

 Nhiều sản phẩm tuyên truyền ra đời minh chứng hiệu quả việc ứng dụng chuyển đổi số 

Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc và các hội đoàn đã có nhiều nỗ lực, ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động, cho ra đời nhiều sản phẩm tuyên truyền hiệu quả tiêu biểu như: Mặt trận Tổ quốc quận tổ chức chương trình “Chuyển đổi số trong công tác Mặt trận, tổ chức thành viên” triển lãm, giới thiệu 40 sản phẩm ứng dụng chuyển đổi số của 26 đơn vị gắn với đặc thù, nhu cầu cấp thiết của từng địa phương, đơn vị như: sản phẩm nền tảng quản lý giá dịch vụ logictics trực tuyến “E - pricing platorm” của doanh nghiệp; “Cẩm nang số” công tác mặt trận của Mặt trận Tổ quốc quận; ứng dụng chat GPT trong công tác mặt trận của Phường 22. Hội Liên hiệp Phụ nữ với mô hình lớp học tiền hôn nhân trực tuyến. Liên đoàn Lao động với ứng dụng kiểm soát chi các hoạt động chăm lo cho CNVC-LĐ; số hóa công tác quản lý đoàn viên công đoàn; ra mắt mini app “Sổ tay Công đoàn quận Bình Thạnh”. Quận Đoàn có mô hình “Cổng thông tin số hóa các công trình thanh niên trên địa bàn quận Bình Thạnh” thực hiện trên nền tảng Tempisite; mô hình “Bản đồ số các di tích lịch sử, văn hóa, địa chỉ đỏ trên địa bàn quận Bình Thạnh” trên nền tảng Tempisite tích hợp Google Maps... 

Mô hình “Hộp thư dư luận xã hội” của Ủy ban MTTQ Việt Nam  Phường 21 tham gia hội thi “Sáng kiến chuyển đổi số  trong công tác dân vận” năm 2024.
Mô hình “Hộp thư dư luận xã hội” của Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường 21 tham gia
hội thi “Sáng kiến chuyển đổi số trong công tác dân vận” năm 2024
.

 Có thể nói, việc ứng dụng chuyển đổi số đã mang đến nhiều kết quả cho hoạt động công tác dân vận, đó là: Chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến Nhân dân; lan tỏa các hoạt động ý nghĩa của quận, của cơ sở sâu rộng đến người dân trong quận và trên cộng đồng mạng; tăng thêm sự quan tâm và hỗ trợ về vật chất, tinh thần của các nguồn lực xã hội đối với công tác chăm lo an sinh xã hội của quận; và thiết thực nhất là phát huy hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2025

Tự hào Đảng ta

 • LÊ SƠN

Chín lăm xuân Đảng của ta 

Dựng nước thành công trên đà đổi mới 

Quân, dân tin yêu phấn khởi 

Nước mạnh, dân giàu thắng lợi đi lên 

Quốc phòng, an ninh vững bền 

Chính trị ổn định xây nền tương lai 

Đại hội mười ba, (*) chặng đường dài 

Đường đi cả nước triển khai kịp thời 

Nhân dân, cán bộ mọi nơi 

Đồng tâm, tin tưởng sáng ngời Đảng ta 

 An sinh xã hội vươn xa 

Với nghị quyết bốn (*) thật là kỷ cương 

Cán bộ đảng viên noi gương 

Từ cơ sở đến Trung ương đồng lòng 

Kỳ vọng năm mới thành công 

Theo đường Bác chọn, non sông đổi đời 

Chín lăm xuân, Đảng ta ơi! 

Thật là vĩ đại, rạng ngời năm châu… 


Đón xuân Bình Thạnh

 • PHẠM ĐỨC CHÂU 

Quận Bình Thạnh, tinh gọn mười lăm phường; 

 Bước vào xuân vươn mình cùng đất nước. 

Mùa hội nhập tưng bừng thành phố Bác, 

 Họp mặt kết đoàn rạo rực con tim. 


Metro đi qua, rộng mở tầm nhìn, 

 Cầu vượt tới, thênh thang đường đổi mới.

 Nhà văn hóa, công viên vui kết nối; 

Cuộc sống này, chất lượng mãi nâng cao. 


Bình Thạnh ơi, càng tin tưởng tự hào

Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng sinh nhật Bác. 

Năm mươi năm chào đón ngày thống nhất. 

Chương trình bứt phá, dự án vươn tầm. 


Đô thị chỉnh trang theo rạch Xuyên Tâm; 

Nước sạch, gió lành, xanh lòng nhân ái. 

Thành phố nghĩa tình, văn minh, hiện đại.

 Hiện hữu trong ta khúc hát yên bình. 


Cả “không gian văn hóa Hồ Chí Minh”, 

 Ý Đảng, lòng dân chung niềm ước vọng. 

Bình Thạnh quê mình thị thành đáng sống; 

Đón tết năm nay, xuân cả ngàn sau.

Bình Thạnh xuân sang

 • LÊ THANH SƠN

Xuân về Bình Thạnh quận ta 

Tự hào khởi sắc trên đà đổi thay 

Phố phường rực rỡ cờ bay 

Dòng kênh ngấn nước tháng ngày xanh trong 

Đi trên đường Phạm Văn Đồng 

Ngắm cầu Bình Lợi mà lòng vui ca 

Ai về Bình Quới, Thanh Đa 

Lăng Ông, Bà Chiểu đậm đà yêu thương 

Cầu vượt cao nối cung đường 

Hàng Xanh thông thoáng môi trường sạch ra 

Đèn đêm rực rỡ sắc hoa 

Thành phố dưới ánh trăng ngà lung linh 

Người vui cởi mở ân tình 

Tô thêm cảnh đẹp quận mình nên thơ 

Thực mà cứ ngỡ như mơ 

Công sở, trường học thắm cờ đỏ tươi 

Nhân dân phấn khởi yêu đời 

Mừng xuân, mừng Đảng rạng ngời nước non 

Tình dân, ý Đảng vẹn tròn 

Tầm cao đổi mới mốc son quận nhà 

Cải cách hành chính vươn xa 

Ban ngành đoàn thể hài hòa đi lên 

Phong trào sâu rộng vững bền

 Đẩy lùi nghèo đói xây nền vinh quang 

Bình Thạnh mừng đón xuân sang 

Đoàn kết, hội nhập, hành trang đổi đời

 Xây dựng thành phố đẹp tươi 

Góp phần tô điểm đất trời Việt Nam.

Thư viện quận đa dạng phương thức hoạt động, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của Nhân dân

 • NGỌC HÀ

Trong thời đại ứng dụng công nghệ số mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động của Thư viện quận, giúp thay đổi phương thức phục vụ, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của Nhân dân trên địa bàn quận. 

Thư viện quận được tạo điều kiện cho phép sưu tầm, phục vụ hệ thống thông tin địa chí phong phú về nội dung và đa dạng về loại hình, là nguồn tài liệu cung cấp thông tin chính xác. Trong đó, nổi bật nhất là lịch sử hình thành và phát triển địa phương. Để đáp ứng nhu cầu thông tin trong giai đoạn mới, Thư viện quận đã đổi mới phương thức phục vụ, tạo điều kiện cho các bạn đọc không cần đến trực tiếp Thư viện vẫn khai thác được thông tin về địa phương. Thông qua cơ sở dữ liệu số thông tin địa chí quận góp phần cung cấp thông tin, liên kết các nguồn tài nguyên thông tin và mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin, chia sẻ nguồn lực thông tin và tổ chức phục vụ Nhân dân trên môi trường mạng Internet, là tiền đề phát triển thư viện số những năm tiếp theo. 

Từ năm 2022, Thư viện quận bắt đầu triển khai thực hiện Đề án số hóa tài liệu địa chí quận Bình Thạnh, xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn về Bản tin Gia Định, lịch sử truyền thống, kỷ yếu, tập san của quận, phòng ban, ban ngành đoàn thể, phường để phục vụ bạn đọc, giúp bạn đọc tiếp cận và truy cập sử dụng tài liệu địa chí theo phương thức mới, phù hợp với sự phát triển của xã hội trong thời đại công nghiệp 4.0 và chia sẻ với 21 thư viện quận, huyện khác và thư viện thành phố Thủ Đức, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, Thư viện quận đã xây dựng được các cơ sở dữ liệu: Bản tin Gia Định (xuất bản năm 2022, 2023, 2024); Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân quận Bình Thạnh ; Lịch sử truyền thống của Đảng bộ và Nhân dân của các phường; Kỷ yếu các ban ngành đoàn thể quận; các ấn phẩm Bình Thạnh trong quá trình xây dựng và phát triển; ấn phẩm về gương điển hình tiên tiến; những tư liệu, tài liệu do Ban Tuyên giáo Quận ủy cung cấp. Trên cơ sở đó, phục vụ bạn đọc rộng rãi thông qua các cổng thông tin của thư viện quận và thư viện thành phố với các địa chỉ: https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn/https://binhthanh.thuvientphcm.gov.vn/https://bantingiadinhbinhthanh.blogspot.com/

Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện tiếp cận với  bộ sưu tập địa chí quận Bình Thạnh.
Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện tiếp cận với bộ sưu tập địa chí quận Bình Thạnh.

 Với trên 5.500 bài viết bao gồm các tin, bài viết, hình ảnh trong Bản tin Gia Định được số hóa và tổ chức ở dạng thư mục, thu hút hơn 70.000 lượt xem. Thư mục này tiếp tục được cập nhật và bổ sung vào ngày 15 và 30 hàng tháng với các chuyên trang về hoạt động đảng và chính quyền, văn hóa và giáo dục, pháp luật và đời sống, mặt trận tổ quốc và các hội đoàn, kinh tế và xã hội, quốc phòng và an ninh, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các gương điển hình của quận, phường… là những sản phẩm thông tin phục vụ kịp thời và hữu ích cho bạn đọc muốn biết những hoạt động của quận Bình Thạnh. Bên cạnh đó, đã thực hiện biên mục, số hóa lịch sử truyền thống của Đảng bộ và Nhân dân quận Bình Thạnh, lịch sử truyền thống của Đảng bộ và Nhân dân của 15 phường (Phường 1, 2, 2, 3, 5, 6, 7, 14, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 27, 28) trên tổng số 20 phường với hơn 3.900 trang, nhằm cung cấp một nguồn thông tin đáng kể và hữu ích cho những ai quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của quận Bình Thạnh, vùng đất Gia Định xưa.

 Nhận xét về hoạt động của Thư viện quận Bình Thạnh năm qua, ông Vĩnh Quốc Bảo, Phó Giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Việc ứng dụng công nghệ số để xây dựng bộ sưu tập số về tài liệu địa phương là cơ hội để các thư viện quận huyện tăng tốc hiện đại hóa; liên kết, chia sẻ tài nguyên thông tin, phục vụ nhu cầu thông tin cho cộng đồng. Thư viện quận Bình Thạnh đã thực hiện sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí được chú trọng cả về số lượng và chất lượng, thực hiện việc số hóa xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung nhằm phân phối, chia sẻ, liên thông với 21 thư viện quận huyện và thành phố Thủ Đức. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của Thư viện Bình Thạnh cung cấp, quảng bá tài nguyên số đến đông đảo người dân, nhằm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí.

Bạn đọc tiếp cận với bộ sưu tập địa chí quận Bình Thạnh  tại Thư viện quận.
Bạn đọc tiếp cận với bộ sưu tập địa chí quận Bình Thạnh  tại Thư viện quận.

Còn cô Lê Hoàng Phương Uyên, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện cho biết: Từ khi được nhân viên thư viện quận chia sẻ, hướng dẫn quét mã QR về tài liệu địa chí và Bản tin Gia Định tôi thấy có rất nhiều thông tin bổ ích về quận, giáo viên có thêm tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, các em học sinh có thêm những kiến thức hữu ích về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để xây dựng quê hương… góp phần quan trọng vào nhiệm vụ truyền bá tri thức của dân tộc và nhân loại, phát triển văn hóa đọc, tạo dựng môi trường học tập suốt đời trên địa bàn quận.

 Bạn đọc Nguyễn Thị Thu Hồng chia sẻ: Trước đây, khi cần tra cứu thông tin, tôi phải đi từ nhà đến thư viện, nhiều lúc cần gấp vào ban đêm thì phải đợi đến hôm sau mới hoàn thiện được đề tài của mình. Hiện nay, tôi có thể tra cứu, yêu cầu mượn sách, gia hạn sách trên website của Thư viện quận một cách dễ dàng

Trang Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM giới thiệu cơ sở dữ liệu  Bản tin Gia Định và những tài liệu lịch sử trên địa bàn quận Bình Thạnh.
Trang Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM giới thiệu cơ sở dữ liệu Bản tin Gia Định
và những tài liệu lịch sử trên địa bàn quận Bình Thạnh. 

 Đây là một phần trong những chuyển động của Thư viện quận đáp ứng nhu cầu của bạn đọc hiện nay. Nhằm tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân, độc giả trong và ngoài quận biết về hoạt động của mình, thư viện đã thực hiện truyền thông đa phương tiện thông qua các ứng dụng của mạng xã hội như Facebook, Fanpage, YouTube, Instagram, Zalo… 

Việc số hóa các tài liệu địa phương mang lại hiệu quả rất lớn trong tiết kiệm kinh phí in ấn tài liệu, hạn chế việc hư hỏng do thời gian và giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận các nguồn tài liệu đa dạng và phong phú hơn đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí cho người dân trên địa bàn quận, truy cập thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào, góp phần xây dựng xã hội học tập, phát triển văn hóa đọc, nâng cao dân trí, khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng địa phương, đất nước giàu mạnh trong mỗi người dân Bình Thạnh.

Những kết quả tích cực trong xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn quận

• PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN

Gia đình là tổ ấm thiêng liêng của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, là cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc. Trong tâm thức của mỗi người, gia đình chính là trường học đầu tiên và suốt đời nuôi dưỡng, giáo dục con người, nơi gìn giữ, bồi đắp và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. 

Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở quận Bình Thạnh có những bước phát triển mới, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống cộng đồng dân cư, trở thành một phong trào thi đua sôi nổi, phát triển mạnh mẽ, rộng khắp từ quận đến phường. Chất lượng phong trào ngày càng được nâng cao, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và chuẩn mực đạo đức trong đời sống hiện đại. Tỷ lệ gia đình đăng ký và đạt tiêu chuẩn văn hóa ngày càng tăng. Năm 2024, có 72.551 gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. Qua bình xét, có 71.774 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa chiếm 98,89% so với tổng số gia đình. 

Lãnh đạo quận chúc mừng các gia đình văn hóa tiêu biểu cấp quận.
Lãnh đạo quận chúc mừng các gia đình văn hóa tiêu biểu cấp quận. 

Để gia đình thực sự là tế bào vững chắc của xã hội, là môi trường lành mạnh để xây dựng nguồn lực con người. Thời gian qua, quận đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về xây dựng gia đình hạnh phúc thông qua các hoạt động như: tổ chức thi viết và thuyết trình chủ đề “Gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình”; đánh giá sự hài lòng hạnh phúc thông qua Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc; tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3; Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; Tháng hành động Vì trẻ em...; khen thưởng, tuyên dương các gia đình văn hóa tiêu biểu. Qua đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng, nhiều gia đình văn hóa tiêu biểu.

 Trong đó, có những gia đình văn hóa tiêu biểu như gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hà, 50 tuổi, cư trú tại số 7 Ngô Nhơn Tịnh, Phường 1. Chị Hà là Trưởng Khu phố 7 với rất nhiều việc không tên của cộng đồng, tuy nhiên chị vẫn chu toàn việc nhà. Khi nhắc về chị, bà Lương Y, mẹ chồng của chị chia sẻ: con dâu tôi là người biết vun vén chu toàn cho gia đình, bố trí hợp lý thời gian cho gia đình và công việc. Tôi còn một cô con gái gần 50 tuổi sống chung, hàng xóm ái ngại vì sợ cảnh chị dâu em chồng, nhưng nhìn cách đối xử của con dâu tôi thì người ta cứ nghĩ tôi là một bà ngoại đang sống cùng các con gái.

 Chị Hà chia sẻ: Gia đình tôi có một quy định chung là dù bận rộn, thì tất cả các thành viên trong gia đình đều cố gắng ăn tối cùng nhau, tạo ra không khí gia đình ấm cúng và gắn kết các thành viên trong gia đình… Chồng tôi kinh doanh tự do, giờ giấc không được ổn định, những khi công việc bận rộn tôi luôn được mẹ chồng và chị chồng giúp đỡ trong việc chăm sóc, đưa đón các con đi học. Có thể nói chính môi trường giáo dục gia đình góp phần lớn hình thành và phát triển nhân cách con người. Nhờ luôn nhận được sự quan tâm, yêu thương của cha mẹ và các thành viên trong gia đình nên các con của chị Hà luôn cố gắng học tập chăm ngoan, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. 

Bên cạnh đó, chị Hà còn vận động gia đình, lối xóm thực hiện tốt các chuẩn mực xây dựng gia đình văn hóa tại phường, xây dựng phong trào, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”… Trong cuộc sống thường ngày, chị Hà luôn hoàn thành tốt vai trò của một người vợ, người mẹ, gương mẫu trong gia đình cũng như trong cộng đồng dân cư. Gia đình chị Hà luôn được mọi người quý mến, nhiều năm liền đạt danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu. 

Gia đình chị Nguyễn Thị Nga (38 tuổi), ngụ tại 42/36/10 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, kinh doanh tự do. Chị chia sẻ, gia đình tôi có 4 thành viên, gồm mẹ chồng, chồng và con trai, với tôi gia đình luôn là điều quan trọng nhất. Mỗi thành viên trong gia đình luôn biết lắng nghe, chia sẻ, giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Ngày tôi mới sinh con, mẹ chồng là người tận tình chăm sóc tôi và cháu. Trong thời gian ở cữ tháng đầu tiên, mẹ tôi tự tay làm mọi việc, không cho con dâu đụng tay vào nước, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính lúc đó, tôi cảm thấy mình rất may mắn và luôn nghĩ phải cố gắng làm vui lòng mẹ để đền đáp công ơn của mẹ. 

Dù công việc kinh doanh bận rộn, nhưng hằng ngày chị đều tự mình vào bếp chuẩn bị bữa ăn sáng và bữa ăn tối cho gia đình, tận dụng những thời gian sinh hoạt cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, lắng nghe và động viên nhau bên chiếc bàn ăn ấm cúng. Gia đình chị thường chia sẻ những dự định trong công việc cho mẹ nghe, đồng thời tham khảo ý kiến của bà trong việc kinh doanh. Chồng tôi là người hài hước, nên mỗi câu chuyện của anh đều làm cho cả nhà cười rôm rả. Tranh thủ khi mẹ còn khỏe, vào những dịp lễ, Tết gia đình tôi cùng nhau đi du lịch để gắn kết các thành viên với nhau, đồng thời tạo cho con một ký ức vui vẻ của tuổi thơ bên gia đình. 

Gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hà.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hà. 

Mỗi thành viên trong gia đình luôn có ý thức giữ gìn không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Bên cạnh đó, các thành viên đều tích cực tham gia hoạt động cộng đồng, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn… Gia đình chị Nga được lối xóm khen ngợi vì gia đình luôn hạnh phúc, hòa thuận, gương mẫu và có cậu con trai ngoan ngoãn, học giỏi, nhiều năm liền đạt danh hiệu gia đình văn hóa. 

Qua việc triển khai thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã tác động thúc đẩy và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua tại địa phương như: giúp nhau phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững, khuyến học khuyến tài, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện nhân đạo, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng thiết chế văn hóa thể thao… Đồng thời phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn quận đã phát triển sâu rộng, có sức lan tỏa, chất lượng được nâng cao, góp phần xây dựng con người TPHCM nói chung, quận Bình Thạnh nói riêng trở nên văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Gia đình chị Nguyễn Thị Nga
Gia đình chị Nguyễn Thị Nga

DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA LĂNG LÊ VĂN DUYỆT - Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống qua lễ hội Khai hạ - Cầu an

Ban quý tế lăng Lê Văn Duyệt thực hiện nghi thức hạ nêu.
Ban quý tế lăng Lê Văn Duyệt thực hiện nghi thức hạ nêu.

 • ANH HOÀNG - HỒNG VÂN

Lễ hội là loại hình di sản văn hóa phi vật thể phản ánh rõ nét đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Trong đó hầu hết các lễ hội còn lưu giữ những phong tục, tập quán đặc trưng của từng vùng, miền. Việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội truyền thống trong đời sống hiện đại mang ý nghĩa quan trọng, bởi đó là cách làm đúng đắn để bảo vệ mạch nguồn văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của Nhân dân và góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế

Tại quận Bình Thạnh lễ Khai hạ - Cầu an là lễ hội mang nét văn hóa có tính đặc trưng riêng của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Trong ngày 30 tháng Chạp hàng năm, Ban quý tế lăng Lê Văn Duyệt tiến hành nghi thức xin phép Đức Thượng Công Tả Quân để tổ chức lễ thượng kỳ, trên lá cờ lễ có thêu 5 chữ “Gia Định Thành Tổng Trấn” được trang trọng kéo lên và tiến hành lễ dựng nêu là báo hiệu cho một mùa lễ hội sắp diễn ra. Dựng nêu để xua đuổi đi những điều xấu, điều không may trong năm cũ, đem lại sự bình an cho năm mới; nó là phong tục lâu đời thường được thực hiện ở các làng quê Việt Nam là tín hiệu báo hiệu Tết đến xuân về. Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, có lẽ hình ảnh cây nêu chỉ thấy xuất hiện ở lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt từ ngày 30 tháng Chạp đến sáng ngày mùng 7 tháng Giêng; trên ngọn cây nêu được treo các cặp liễn bằng vải đỏ với các câu chúc những điều tốt đẹp, cầu mong cho một năm mới thắng lợi.

Lãnh đạo thành phố, quận dâng hương  tại mộ Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt.
Lãnh đạo thành phố, quận dâng hương tại mộ Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt. 

Đêm 30 tại đây còn tổ chức lễ đón giao thừa, hái lộc đầu xuân, sau phút giao thừa, mọi người du xuân cầu cúng, xin lộc lấy may về nhà. Đến ngày mùng 7 tháng Giêng là ngày làm lễ hạ nêu và cũng là ngày các công sở mở cửa hoạt động lại bình thường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày mùng 7 còn gọi là lễ Khai hạ - Cầu an được tổ chức hàng năm tại lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt. Lễ được thực hiện theo nghi thức Tiểu cung đình triều Nguyễn với những nghi lễ hạ nêu, khai bút - khai ấn, tế tiền hiền, hậu hiền, mời trầu, mời rượu, tặng khen lộc, xây chầu - đại bội. Các hoạt động này hàng năm đều được Ban quản lý, Ban quý tế di tích lăng Lê Văn Duyệt tổ chức rất trang trọng với sự tham dự của lãnh đạo thành phố, quận, các ban ngành đoàn thể cùng Nhân dân đến tham quan chiêm bái. Qua đó, cầu mong một năm mới với nhiều thắng lợi mới, hạnh phúc đến mọi người, mọi nhà. Đây là phong tục, nghi lễ độc đáo và là nét văn hóa đặc trưng riêng tại di tích lăng. Đây còn là dịp để ghi nhớ thời gian làm Tổng trấn Gia Định thành của Tả Quân Lê Văn Duyệt minh chứng rõ nét cho một giai đoạn cường thịnh và trù phú của vùng đất phía Nam, ngoài các công trình dân sinh quan trọng như việc đào kênh Vĩnh Tế ông còn tạo dựng một môi trường làm ăn buôn bán thông thoáng cởi mở, thu hút được nhiều quốc gia đến làm ăn buôn bán và đóng thuế xây dựng Gia Định thành ngày càng phát triển.

Đồng chí Vũ Ngọc Tuất, Bí thư Quận ủy  thực hiện nghi thức khai bút đầu năm.
Đồng chí Vũ Ngọc Tuất, Bí thư Quận ủy thực hiện nghi thức khai bút đầu năm.

 Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia lăng Lê Văn Duyệt được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 4/2022. Đây là hoạt động tín ngưỡng theo nghi thức truyền thống được duy trì tổ chức hàng năm với ý nghĩa cầu sự tốt lành cho một năm mới, kết thúc cuộc vui xuân tạ ơn trời đất, tổ tiên để trở lại công việc hàng ngày. Hằng năm, lễ hội đã thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan, học tập, chiêm bái; đặc biệt hơn lễ hội này vẫn luôn được Nhân dân quan tâm, gìn giữ, trao truyền và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. 

Ngoài lễ hội, tại đây còn tổ chức khai chầu đại bội phục vụ du khách đến tham quan thưởng ngoạn. Hoạt động này mang ý nghĩa cầu an, tôn kính trời đất để mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân được yên ổn làm ăn.

Năm qua, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM phối hợp Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TPHCM, Phòng Văn hóa và Thông tin quận, Ban quản lý lăng Lê Văn Duyệt tổ chức 24 buổi công diễn miễn phí tại lăng các tuồng: Ngọc quỳnh lân xuất thế, Thần nữ dâng ngũ linh kỳ, San hậu, Ngũ sắc châu và Đức Thượng công Lê Văn Duyệt… để giữ gìn và phát huy truyền thống nghệ thuật hát bội của dân tộc. Ngoài ra, Ban quản lý lăng Lê Văn Duyệt còn phối hợp với Nhà hát kịch IDECAF tổ chức biểu diễn vở kịch “Đức thượng công Tả Quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử” của đạo diễn Hoàng Duẩn tại Nhà hát Thanh niên. Nội dung câu chuyện xoáy vào giai đoạn lịch sử năm 1820, Tả Quân Lê Văn Duyệt được vua Minh Mạng cử vào Gia Định làm Tổng trấn lần thứ 2. Bằng sự nghiêm minh, liêm khiết và tài năng thu phục lòng người, cùng với sự khảng khái của bậc công thần, không sợ uy quyền của cấp trên, một lòng một dạ chăm lo đời sống người dân, vì lợi ích người dân. Vở kịch tái hiện một phần cuộc đời của nhân vật được người dân gọi bằng tên cung kính “Đức Thượng Công”. Tác phẩm lấy bối cảnh khi Tả Quân Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định thành thời vua Minh Mạng. Ông có khát vọng biến vùng đất mới thành nơi trù phú, an vui, dân chúng ấm no và hạnh phúc.

Một cảnh trong vở kịch “Đức thượng công Tả Quân Lê Văn Duyệt  - Người mang 9 án tử”.
Một cảnh trong vở kịch “Đức thượng công Tả Quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”. 

 Ông Lê Văn Ngọc, Trưởng Ban quản lý lăng Lê Văn Duyệt cho biết: tại di tích lăng Lê Văn Duyệt hằng ngày đều mở cửa để các cơ quan, đơn vị và Nhân dân đến chiêm bái tham quan học tập. Bên cạnh đó, còn tổ chức cúng các ngày lễ truyền thống để duy trì tín ngưỡng dân gian. 

Có thể nói, việc bảo tồn, duy trì phát triển những giá trị, nét đẹp văn hóa mà lễ hội mang lại là truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, góp phần bồi đắp cho con người lòng nhân ái, biết yêu thương nhau, trọng hiếu nghĩa, bảo tồn, giữ gìn bản sắc dân tộc, là cốt lõi về giá trị đạo đức hướng con người đến chân - thiện - mỹ. Vì vậy, chúng ta phải xem các lễ hội như một kho tàng di sản văn hóa quý giá đối với mỗi người dân. Đến với lễ hội bằng tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân đã có công xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có trong lễ hội cần được gìn giữ và phát huy.

Người thầy với lớp học hạnh phúc

 • MINH HOÀNG

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui đó là một trong những tiêu chí quan trọng mà ngành giáo dục quận Bình Thạnh muốn hướng đến. Nơi đó thầy cô, phụ huynh và học sinh có thể chia sẻ, yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu nhau và đặc biệt là cảm thấy hạnh phúc. 

Trong đó, vai trò của người giáo viên không chỉ là một người giảng dạy, giúp học sinh hiểu bài, đạt điểm cao mà còn là những người truyền cảm hứng về tinh thần ham học hỏi, khuyến khích học sinh phát huy tư duy sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm, giúp các em ứng dụng những kiến thức lý thuyết trên sách vở vào cuộc sống hằng ngày. 

Đó cũng chính là phương pháp dạy học của thầy Trần Hoàng Hải, giáo viên Chủ nhiệm lớp 4, Trường Tiểu học Bế Văn Đàn. Trong quá trình giảng dạy, thầy luôn chủ động tổ chức đa dạng các môn học và tạo ra môi trường lành mạnh, vui tươi và đem đến cho học sinh không khí như một gia đình. Thực hiện tích hợp STEM vào bài học kết hợp lớp học mở với sự tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh khối 4. Song song đó, thầy ứng dụng hiệu quả phần mềm eNet Viet, Google Classroom, Class Dojo để tạo ra các trò chơi vào dịp cuối tuần nhằm gắn kết phụ huynh và học sinh cùng ôn lại kiến thức đã học.

Thầy Trần Hoàng Hải trong giờ dạy môn toán.
Thầy Trần Hoàng Hải trong giờ dạy môn toán. 

 Thực tế cho thấy lợi ích của ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học tạo nên những bài giảng sáng tạo, khích lệ sự tò mò và tham gia tích cực của học sinh, thúc đẩy kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, từ đó nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao.

 Thầy Hoàng Hải chia sẻ: tôi không đặt nặng thành tích học tập của học sinh, mà luôn mong muốn tạo ra cho các em có môi trường thoải mái, tự tin nhất để các em phát huy thế mạnh của bản thân, chủ động tích cực tham gia vào hoạt động học tập và phong trào của trường, lớp. Từ đó giúp các em yêu thích và phát huy tính chủ động, sáng tạo để nâng cao giá trị của bản thân, cùng tập thể gắn kết và phát triển.

 Bên cạnh đó, thầy còn đưa không gian văn hóa Hồ Chí Minh đến với lớp học, thông qua các chủ đề hành trình đi tìm đường cứu nước và quá trình hoạt động cách mạng của Bác, nhằm lan tỏa việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chú trọng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thường xuyên tổ chức cho học sinh xem các câu chuyện trên các trang web quà tặng cuộc sống hay các video tình huống trên kênh Youtube. Qua đó, hướng dẫn các em các kỹ năng cần thiết, tạo môi trường lành mạnh, vui tươi cho các em. 

Thầy Trần Hoàng Hải cùng học sinh đọc sách ở góc học tập  Hồ Chí Minh tại lớp.
Thầy Trần Hoàng Hải cùng học sinh đọc sách ở góc học tập Hồ Chí Minh tại lớp.

 Cứ mỗi cuối tuần, thầy Hải tổ chức khen thưởng, biểu dương các bạn có thành tích học tập tốt và rèn luyện tốt, giúp đỡ bạn học cùng tiến bộ. Qua đó, tặng những món quà đáng yêu để khích lệ tinh thần của các em. Thầy xây dựng lớp học thành 4 nhóm thay phiên nhau trở thành ban cán sự lớp. Với cách làm này các em đều được giao nhiệm vụ và có ý thức trách nhiệm hơn. Ngoài ra, thầy còn lập ra Ban Hạnh phúc để cùng giáo viên động viên, giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong lớp. Phân công các thành viên cùng nhau sắm vai tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu… tạo ra một không khí lớp học vui tươi, hạnh phúc. 

Với vai trò là Bí thư Chi đoàn, thầy Hải luôn có nhiều đổi mới, sáng tạo trong thực hiện công tác chuyển đổi số; xây dựng và lan tỏa mô hình Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong lớp học; hỗ trợ học bổng tiếp sức cho học sinh khó khăn đến trường… 

Nhận xét về thầy Trần Hoàng Hải, cô Võ Thị Thu Thúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bế Văn Đàn cho biết: thầy Hải là một giáo viên trẻ luôn thân thiện, hòa đồng và giúp đỡ mọi người. Có nhiều sáng tạo, đổi mới trong giảng dạy tạo động lực, hứng thú cho học sinh, giúp các em học sinh tự tin và học tập đạt nhiều kết quả tốt. Bên cạnh đó, với vai trò là Bí thư Chi đoàn thầy Hải luôn đi đầu trong các hoạt động, năng động và sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tham gia nhiều hội thi và đạt kết quả cao. 

Từ những nỗ lực trong công tác, nhiều năm liền thầy Hải đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở từ năm học 2020 - 2021 đến nay; năm học 2023 - 2024 nhận Bằng khen UBND Thành phố; cũng trong năm học 2023 - 2024 thầy đạt các danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, Nhà Giáo trẻ tiêu biểu cấp quận, Giấy khen UBND quận về công tác Đoàn, Giấy khen của Liên đoàn Lao động quận trong phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, giải nhất cuộc thi Nét đẹp phấn trắng năm 2024…

 Thầy Trần Anh Kiệt, QUV, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận chia sẻ: những phần thưởng cao quý nhất của nhà giáo chính là những tình cảm trân trọng, yêu quý, nét mặt hạnh phúc của các thế hệ học sinh khi đến trường; cùng sự tự tin, mạnh dạn và trưởng thành của các em để viết tiếp ước mơ của cuộc đời mình. Đó chính là sứ mệnh cao cả của “Người lái đò” trong hành trình kiến tạo nên một lớp học hạnh phúc và là tiền đề để xây dựng “Trường học hạnh phúc” lan tỏa yêu thương.

Hội Khuyến học quận đẩy mạnh xây dựng mô hình "Gia đình học tập"

 • THANH VÂN

Gia đình học tập là cái nôi nuôi dưỡng, khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy các thành viên trong gia đình không ngừng học hỏi, phát triển tri thức và kỹ năng suốt đời. Đây là nơi mà việc học không chỉ diễn ra trong trường lớp mà còn được duy trì qua những hoạt động hàng ngày, tạo điều kiện để mỗi cá nhân trong gia đình phát huy tối đa tiềm năng và cống hiến cho cộng đồng. 

Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của việc xây dựng mô hình “Gia đình học tập”, những năm qua, phong trào thi đua xây dựng mô hình “Gia đình học tập” tiếp tục được các cấp ủy Đảng, chính quyền quận Bình Thạnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh từ cơ sở để tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người dân trong gia đình được học tập thường xuyên, suốt đời. 

Năm 2024, Hội Khuyến học quận đã triển khai đến cán bộ, hội viên về ý nghĩa, nội dung tiêu chí, đăng ký, đánh giá các mô hình học tập. Kết quả, cụ thể:
- Gia đình học tập: 52.967/59.650 hộ đạt tỷ lệ 88,79%;
- Dòng họ học tập: 81/81 đạt tỷ lệ 100%;
- Cộng đồng học tập: 271/271 khu phố đạt tỷ lệ 100%;
- Đơn vị học tập: 67/83 đạt tỷ lệ 80,72%.
- Công dân học tập: 66.333/119.298 công dân ở khu dân cư đạt công dân học tập, đạt tỷ lệ 55,6%

Ông Trịnh Đức Chinh (thứ 6 từ phải) bảo vệ luận văn thạc sĩ  ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính  TPHCM.
Ông Trịnh Đức Chinh (thứ 6 từ phải) bảo vệ luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh
tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM


Triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Hội Khuyến học quận, Hội Khuyến học các phường đã chủ động tham mưu cho cấp ủy quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác khuyến học, khuyến tài, Đề án “Xây dựng xã hội học tập, giai đoạn 2021 - 2030” đến các đảng viên và Nhân dân; qua đó xây dựng mô hình “Gia đình học tập” để vận động mọi người trong gia đình cùng tham gia. Liên kết phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức Hội quần chúng, từ đó phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đến toàn hệ thống chính trị - xã hội trên địa bàn quận; qua đó tạo điều kiện và cơ hội cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động trao đổi cách làm hay, sáng tạo, góp phần đẩy mạnh việc xây dựng mô hình “Gia đình học tập”, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động học tập thường xuyên, đăng ký và thực hiện xây dựng gia đình học tập, công dân học tập trong các đơn vị, cộng đồng dân cư. 

 Điểm sáng trong xây dựng mô hình gia đình học tập 

Với tấm gương tinh thần ham học, không ngừng vươn lên trong cuộc sống, gia đình ông Trịnh Đức Chinh cư ngụ tại 280/86 Bùi Hữu Nghĩa (Phường 2) là tấm gương sáng cho cộng đồng trong việc duy trì truyền thống hiếu học và xây dựng môi trường học tập suốt đời. Ông Trịnh Đức Chinh (sinh năm 1950), đảng viên Chi bộ khu phố 2 (Phường 2) luôn coi trọng giá trị của tri thức và sự học. 

Dù đã có một sự nghiệp ổn định và nhiều năm kinh nghiệm trong công việc, ông vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội học hỏi và nâng cao bản thân. Đặc biệt, trong năm 2022, ở tuổi 72, ông tốt nghiệp thủ khoa Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (với điểm tổng kết xuất sắc 9,0), trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM. 

 Dù đã ở độ tuổi nghỉ hưu nhưng ông vẫn quyết định theo đuổi con đường học vấn một lần nữa. Chia sẻ về lý do học thạc sĩ khi tuổi đã cao, ông cho biết “Tôi muốn hoàn thiện bản thân, không chỉ để làm gương cho con cháu, mà còn để cống hiến thêm cho cộng đồng và nghề nghiệp của mình. Học không có tuổi và tôi luôn muốn chứng minh rằng bất kỳ ai cũng có thể thay đổi và phát triển”. 

Gia đình ông Trịnh Đức Chinh - Gia đình học tập tiêu biểu.
Gia đình ông Trịnh Đức Chinh - Gia đình học tập tiêu biểu. 
Ngoài ra, bản thân ông cũng là người truyền cảm hứng học tập cho các thế hệ con cháu. Con trai lớn của ông, anh Trịnh Việt Ba, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh; con trai kế, anh Trịnh Thanh Bình, kỹ sư vỏ tàu. Gia đình ông Trịnh Đức Chinh đã xây dựng một môi trường học tập tích cực, khuyến khích các thế hệ trong gia đình không ngừng học hỏi và cống hiến. Không chỉ học tập nghiêm túc trong các lĩnh vực chuyên môn, gia đình ông còn tham gia các hoạt động cộng đồng và tích cực chia sẻ những kiến thức đã học được với mọi người xung quanh. 

Chính sự gắn kết và khuyến khích nhau trong việc học tập đã tạo nên một gia đình đầy ắp tri thức và thành tựu, ông Đức Chinh và các con cháu trong gia đình luôn khắc sâu chân lý giá trị của việc học và sự cống hiến không ngừng. Ông là người cha, người truyền cảm hứng mạnh mẽ về lòng kiên trì, đam mê học hỏi và yêu mến tri thức.

Hội Khuyến học quận, cơ sở luôn quan tâm khen thưởng kịp thời  các cá nhân, gia đình tham gia xây dựng các mô hình học tập.
Hội Khuyến học quận, cơ sở luôn quan tâm khen thưởng kịp thời các cá nhân,
gia đình tham gia xây dựng các mô hình học tập.

 Câu chuyện về gia đình ông Trịnh Đức Chinh đã trở thành nguồn động lực cho nhiều gia đình khác trong cộng đồng. Họ không chỉ biết đến ông là một người chăm chỉ làm việc, mà còn là một người luôn yêu thích học hỏi, khám phá tri thức mới, góp phần duy trì và phát huy truyền thống học tập của gia đình. Với những thành tích xuất sắc trong học tập và nghề nghiệp, gia đình ông Trịnh Đức Chinh đã được công nhận là Gia đình học tập tiêu biểu. Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc xây dựng một môi trường gia đình học tập, nơi mà mỗi thành viên đều có thể phát triển tối đa tiềm năng của mình. 

Có thể nói, từ việc xây dựng và phát triển có chất lượng các mô hình, hoạt động của Hội Khuyến học nhất là mô hình “Gia đình học tập” thật sự đã có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng phong trào học tập suốt đời, xây dựng quỹ khuyến học ngày càng có hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn quận.

CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN PHONG TRÀO THỂ DỤC DƯỠNG SINH PHƯỜNG 25


• XUÂN QUẾ

Tập thể giới thiệu trong bài này trước đây có tên là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Khu phố 2. Từ tháng 7/2024 được gọi tên mới là Đội Thể dục Dưỡng sinh Cụm 2 (thuộc địa bàn các Tổ dân phố từ 25 đến 42 (cũ), Phường 25, quận Bình Thạnh). Vào tháng 9 vừa qua, các thành viên của Đội tổ chức lễ kỷ niệm tròn 10.000 ngày hoạt động của mình, một cách kỷ niệm có phần khác lạ. Thế nhưng điều đáng nói là tập thể này đã có nhiều thành tích nổi bật, tích cực góp phần vào sự phát triển lớn mạnh phong trào thể dục thể thao, không riêng ở địa bàn Phường 25 mà còn chung của quận và thành phố. 

Kiên trì nỗ lực vươn xa, bay cao

 Gần 30 năm qua, trong bộ sưu tập thành tích của mình, Đội Thể dục Dưỡng sinh Cụm 2 đã giành được hàng trăm giải thưởng. Hầu hết là các giải có thứ hạng cao nhất. Chỉ tính trong 3 năm gần đây, dù dưới màu áo của phường, quận hay thành phố cũng đều đem về cho các đơn vị chủ quản những thành tích đầy ấn tượng. 

Đơn cử, năm 2022, với danh nghĩa Đội tuyển thành phố, tranh giải CUP các Câu lạc bộ Thể dục Dưỡng sinh và GALA Thể dục Dưỡng sinh toàn quốc tại tỉnh Sóc Trăng, giành 1 Huy chương vàng và 1 Huy chương bạc. Năm 2023, cũng với danh nghĩa Đội tuyển thành phố, tranh giải vô địch và GALA Thể dục Dưỡng sinh toàn quốc tại Đà Nẵng, xuất sắc giành được 2 bộ Huy chương vàng. Năm 2024, với danh nghĩa Đội tuyển quận Bình Thạnh, tranh giải vô địch Thể dục Dưỡng sinh Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ 21 và giải YOGA Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ IV, xuất sắc giành 2 cúp vô địch và 2 bộ Huy chương vàng. Và, với danh nghĩa Đội tuyển Phường 25, tham gia hội thao “Mừng Đảng, Mừng xuân Giáp Thìn - 2024” do Trung tâm Thể dục Thể thao quận Bình Thạnh tổ chức, xuất sắc giành được giải nhất. Tháng 9 vừa qua cũng với danh nghĩa Đội tuyển Phường 25, tham gia hội thi Thể dục dưỡng sinh “Chào mừng Tháng hoạt động Người cao tuổi Việt Nam” do Trung tâm Thể dục Thể thao và Hội Người Cao tuổi quận Bình Thạnh tổ chức tiếp tục giành giải nhất. Ngoài ra, các thành viên trong Đội còn là những đại sứ lưu động thiện nguyện thường xuyên tham gia biểu diễn phục vụ tại hầu hết các dịp lễ hội do cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể từ khu phố đến phường, quận kể cả các địa phương bạn tổ chức… và đều luôn nhận được nhiều lời khen ngợi, biểu dương. 

Thành viên của Đội Thể dục Dưỡng sinh Cụm 2, Phường 25,  quận Bình Thạnh rạng ngời tự hào nhận Huy chương vô địch  giải Thể dục dưỡng sinh Toàn quốc năm 2023.
Thành viên của Đội Thể dục Dưỡng sinh Cụm 2, Phường 25, quận Bình Thạnh rạng ngời
tự hào nhận Huy chương vô địch giải Thể dục dưỡng sinh Toàn quốc năm 2023.
 

Những cô Tấm cần mẫn thời nay 

Tiếp chuyện với chúng tôi, bác Lê Công Kỳ, năm nay đã bước vào tuổi 85, Đội trưởng, tự hào cho biết, đơn vị này thành lập từ năm 1997, đến nay đã được 28 năm. Như vậy là đã có hơn 10.000 ngày hoạt động liên tục không ngưng nghỉ. Mỗi năm chỉ trừ 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, còn lại tất cả các ngày khác không kể nắng mưa đều duy trì các buổi tập một cách nghiêm túc. Cứ đúng 5g30 trong sân khu phố văn hóa, tiếng nhạc quen thuộc lại rộn ràng vang lên. Các thành viên trang bị đồng phục, mỗi buổi một kiểu dáng, sắc màu khác nhau, cùng luyện tập hăng hái, sôi nổi. Điểm đặc biệt, hầu hết thành viên của Đội là nữ. Duy nhất chỉ có bác Kỳ là nam, “đúng là gươm lạc giữa rừng hoa”! Khi nghe câu đùa ví von này, bác cười vui và giải thích: trước đây cũng có các cụ nam tham gia nhưng do hoàn cảnh riêng nên không thể tiếp tục. Thêm vào đó là không thích nghi với lịch luyện tập dày đặc cũng như nhiều động tác khó nên chuyển sang tập sân khác với những bộ môn phù hợp hơn. 

 Những ngọn nến đời thường lấp lánh 

Hiện tại Đội có 35 thành viên với độ tuổi trung bình là 70, cao nhất trên 80. Trong số này có 25 người là thành viên trong đội tuyển, số còn lại tập luyện bình thường. Thời gian tập bình quân 2 tiếng trong ngày. Các bài tập luân phiên thay đổi hằng ngày. Đối với đội tuyển, nếu có tham gia hội thi hoặc biểu diễn phục vụ, thời gian luyện tập kéo dài nhiều hơn. Nổi bật, có 8 cụ trên 80 tuổi vẫn siêng năng luyện tập mỗi ngày và có phân nửa là những người luyện tập liên tục trên 20 năm. Điều đáng ghi nhận, có 5 cụ chuyên cần ra sân ròng rã suốt 27 năm, có 7 cụ trong số này, được UNESSCO Việt Nam cấp giấy chứng nhận luyện tập đều đặn 20 năm, có 4 cụ được Liên đoàn Dưỡng sinh và Yoga Việt Nam tặng Cúp “PHÚC LỘC THỌ”, có 1 cụ được 2 lần nhận cúp này với thành tích ở độ tuổi 75 trở lên vẫn luôn tích cực đứng trong đội tuyển thành phố tham gia hội thao toàn quốc đạt nhiều giải cao. Ngoài những gương kiên trì tập luyện còn nhiều thành viên khác có những đóng góp tích cực cho Đội. Điển hình là cô Nguyễn Thị Thu, Đội phó, lo về hậu cần cùng vài chị em khác phụ trách kế toán, thủ quỹ. Riêng cô Nguyễn Thị Thu Thủy, huấn luyện viên, suốt 5 năm qua luôn nhiệt tình hướng dẫn từng động tác cho mỗi học viên. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng cô không nhận một khoản thù lao nào.

 Nói về người khác thì nhiều nhưng bác Kỳ lại quên nói về mình. Khi đến thăm nhà mới biết hoàn cảnh của bác rất khó khăn. Vợ bị bệnh nan y gần chục năm qua, hết nằm viện lại về điều trị tại nhà, do vậy hàng ngày bác phải túc trực chăm sóc, động viên. Tuy thế, mỗi tối bác đều dành thời gian ngồi soạn, ghép các bản nhạc phù hợp cho từng bài tập. Đúng giờ quy định mỗi sáng, không kể nắng mưa, bác đều lỉnh kỉnh đem loa, máy ra sân phục vụ, tập xong lại mang về. Nếu các phương tiện hư hỏng bác phải tự bỏ tiền ra sửa chữa, mua sắm. Ngoài ra, bác còn kiêm việc chụp ảnh, ghi hình, biên tập nội dung, làm báo cáo, tuyên truyền cho các hoạt động của Đội. Bác Kỳ đã làm công việc này ròng rã suốt hơn mười năm như thế. 

Tiếp tục giành Huy chương vô địch giải Thể dục Dưỡng sinh  TPHCM mở rộng năm 2024.
Tiếp tục giành Huy chương vô địch giải Thể dục Dưỡng sinh TPHCM mở rộng năm 2024. 

Nhờ đông tay vỗ nên kêu… 

Chúng tôi hỏi bác Kỳ điều gì giúp cho Đội duy trì hoạt động tốt và luôn đạt được thành tích cao như thế? Bác nói rằng: tất cả là nhờ vào tình đoàn kết, ý thức tự giác, tự nguyện, tôn trọng nhau mà nên. Đáng quý nhất là mọi người đều tôn trọng, quý mến nhau như chị em ruột thịt. Hoặc trong các hoạt động chuẩn bị phục vụ lễ hội, mỗi người đều tự nhận một phần việc, cùng chung tay góp sức, không né tránh; nói ít, làm nhiều. 

Khi đề cập lấy kinh phí từ đâu để chi cho những hoạt động sôi nổi như vậy? Bác Kỳ tâm sự: cũng từ nguồn tự nguyện đóng góp của mỗi thành viên và nhờ một phần hỗ trợ của các mạnh thường quân. Riêng phần tiền thưởng của các giải, dù đạt nhiều thứ hạng cao nhưng cũng không đủ bù đắp. Bác Kỳ cho biết thêm, có một động lực to lớn không thể thiếu để tập thể tự tin phấn đấu vươn lên không ngừng nghỉ, đó là sự quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể từ khu phố cho đến phường và quận… Trước và sau mỗi lần đội tuyển lên đường thi đấu và mang chiến thắng trở về, đích thân đồng chí Bí thư Đảng ủy phường cùng UBND, Mặt trận đoàn thể phường, khu phố đến tận sân tập để động viên chúc mừng và trao khen thưởng kịp thời. 

 Tạo điều kiện lan tỏa nhiều năng lượng tích cực 

Khi nói về Đội Thể dục Dưỡng sinh Cụm 2, đồng chí Vũ Nam Trung, UVBTV Quận ủy, Bí thư Đảng ủy Phường 25 cho biết: Đây là một trong những tập thể tại phường nhà có quá trình hoạt động lâu năm, nổi bật nhất và cũng có thể nói là cánh chim đầu đàn trong phong trào thể dục dưỡng sinh ở cơ sở. Hầu hết thành viên là các cô, chú lớn tuổi, đa số là đảng viên, cán bộ về hưu nhưng vẫn tích cực tham gia các chức danh trong hệ thống chính trị của khu phố như: cấp ủy chi bộ, ban công tác mặt trận, hội viên các đoàn thể. Mọi người đến đây luyện tập với suy nghĩ đơn giản là giữ gìn sức khỏe, có dịp chia sẻ về kinh nghiệm sống, làm gương tốt để dạy dỗ con cháu, xây dựng gia đình hạnh phúc. Riêng việc tham gia các giải từ cơ sở đến toàn quốc, mang về nhiều thành tích xuất sắc chỉ là nhằm giới thiệu các nhân tố tích cực của phường đến với cộng đồng xã hội. Vì thế mà cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể phường, khu phố luôn quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để các hoạt động của Đội được lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân. Qua đó tạo nguồn cảm hứng đối với người cao tuổi tập trung rèn luyện nâng cao thể lực; sống vui, sống khỏe, sống có ích. Tin rằng với những thành tích Đội Thể dục Dưỡng sinh Cụm 2, Phường 25 đạt được nhiều năm qua sẽ phát huy tốt hơn nữa, tích cực góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” ngày càng phát triển rộng khắp.

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2024

Bình Thạnh vào Xuân

 • NGỌC SƠN

Bình Thạnh vào xuân đẹp cảnh quan 

Đó đây khoe sắc cánh mai vàng 

Chung cư cao ốc luôn xây dựng 

 Đường sá nâng tầm được chỉnh trang. 


 Chung sức mỗi phường tăng phát triển 

 Góp công khu phố rộng hành lang 

 Chúc mừng năm mới vui đoàn tụ 

 Mừng Đảng mừng Xuân mãi kết đoàn. 

Nhiều giải pháp quảng bá giá trị văn hóa đặc trưng của quận Bình Thạnh

  • LỆ THANH

Việt Nam là một đất nước có hơn bốn nghìn năm lịch sử, trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm do thiên nhiên và con người. Cũng từ đó đã tích lũy, tạo ra và phát huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hóa riêng, làm nên hồn cốt của dân tộc; đồng thời cũng vừa tiếp thu vừa góp phần đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại. 


Bác Hồ từng nói: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Đảng ta cũng luôn chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học”; đồng thời “đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; nhấn mạnh trọng tâm của việc xây dựng văn hóa là xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp…”. 

Năm 2023 là năm đánh dấu kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) và tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035. Từ cơ sở định hướng này quận Bình Thạnh tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền các giá trị truyền thống trên địa bàn, qua nhiều hình thức. Đặc biệt có sản phẩm mô hình rất riêng là Liên hoan “Tiếng hát 3 thế hệ” đạt giải 3 giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Với mô hình này, mỗi kỳ liên hoan quy tụ gần 4.000 diễn viên là cán bộ hưu trí, người cao tuổi, thành viên trong hệ thống mặt trận, các tổ chức đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các em thiếu nhi và học sinh tham gia. Thông qua lời ca, điệu múa trong mỗi đợt liên hoan nhằm ca ngợi quê hương đất nước, truyền thống bất khuất và lòng tự hào dân tộc. Đây cũng là sợi dây kết nối các thế hệ tiếp nối nhau kể những câu chuyện lịch sử bằng những tiết tấu, giai điệu âm nhạc nhiều vùng miền, đa dạng, phong phú. Sản phẩm đặc trưng này năm 2023 được livestream trên các trang facebook, fanpage của quận và thu hút được hơn 40.000 lượt tương tác. Song song đó, trong năm đã xây dựng tour du lịch giới thiệu về lịch sử văn hóa, những di tích, những danh lam đặc trưng của quận với sản phẩm du lịch “Bình Thạnh vùng đất thanh bình”. Trong đó, khu Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt (có lễ hội Khai hạ Cầu an được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia); đền thờ Hai Bà Trưng, Nhà Truyền thống và các loại nhạc cụ dân tộc cùng những vật thể mang đặc trưng văn hóa bản địa cần tìm hiểu là điểm dừng chân của du khách khi đến với vùng đất Bình Thạnh. 

Câu lạc bộ Quan họ Bắc Ninh giao lưu văn nghệ tại quận.
Câu lạc bộ Quan họ Bắc Ninh giao lưu văn nghệ tại quận.

Cũng trong năm qua, thực hiện xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” kết hợp với hoạt động “Thư viện sách trực tuyến”, “Tủ sách Hồ Chí Minh”, có rất nhiều những mô hình, những cách làm hay và sáng tạo được các cơ quan đơn vị tại quận thực hiện, nâng cao hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như: “Mỗi tuần một mẩu chuyện, mỗi tuần một tấm gương”, mô hình “Đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác thông qua việc sử dụng mã QR Code và ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0”, xây dựng 233 Góc văn hóa Hồ Chí Minh để trưng bày, triển lãm tài liệu, hình ảnh, hiện vật có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các cơ quan, đơn vị, tại các cơ sở tôn giáo, các doanh nghiệp, các Điểm sáng văn hóa. Qua đó, góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Bác Hồ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần tích cực xây dựng vùng đất và con người Bình Thạnh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. 

Mặt khác, để tiếp tục quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, trong đó chú trọng lan tỏa các giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc, hình ảnh, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân nước Việt được UNESCO vinh danh... các CLB trực thuộc Trung tâm Văn hóa luôn đẩy mạnh các hoạt động, chương trình giao lưu biểu diễn để giới thiệu, tôn vinh. Trong số này có CLB Đờn ca tài tử Gia Định, CLB Đờn ca tài tử cải lương Thanh Đa luôn duy trì các buổi biểu diễn vào tối thứ Hai, thứ Năm hằng tuần tại Không gian văn hóa Hồ Chí Minh Nhà Truyền thống quận, CLB Quan họ Bắc Ninh Gia Định thường xuyên tham gia các chương trình giao lưu, biểu diễn ở quận và Thành phố, CLB Tiếng Thơ Gia Định hằng tháng đều giao lưu trao đổi những vần thơ ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, về sự phát triển của quận Bình Thạnh, đặc biệt là các chương trình Nguyên Tiêu - Ngày thơ Việt Nam đều có những sáng tác tôn vinh các giá trị tinh thần đầy tính nhân văn... Ngoài ra còn có các CLB Ca sĩ Gia Định, Văn nghệ Thanh Đa, CLB Múa Gia Định, CLB Múa Quang Lâm đều tích cực tham gia phục vụ trong những đợt tổ chức họp mặt các ngày lễ lớn, các đại hội, hội nghị… Riêng CLB Nhiếp ảnh Gia Định qua ống kính của mình đã ghi lại những nét đẹp của cuộc sống, của con người Bình Thạnh và đất nước qua nhiều góc nhìn với những cuộc giao lưu triển lãm trong và ngoài nước. 

Có thể nói, những hoạt động vừa nêu là những giải pháp hiệu quả trong tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước nói chung và của quận Bình Thạnh nói riêng, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh, thành tựu các mặt để đưa nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới.

Lãnh đạo quận cùng các thành viên đoàn thưởng thức chương trình biểu diễn  sản phẩm du lịch tại Ngôi nhà Trúc Mai.
Lãnh đạo quận cùng các thành viên đoàn thưởng thức chương trình biểu diễn sản phẩm du lịch
tại Ngôi nhà Trúc Mai.  

Những điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt và học tốt

  • THU THÚY

Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Trong đó, chú trọng giáo dục toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của học sinh theo đúng tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để nâng cao hơn nữa chất lượng trong năm học 2023 - 2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Bình Thạnh ngoài việc tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra còn tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục…

Từ chủ trương đến hành động 

Thầy Trần Anh Kiệt, QUV, Trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo quận chia sẻ: “Với mục tiêu đặt ra phát triển giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu, ngân sách dành cho giáo dục luôn được xem xét ưu tiên tăng theo từng năm. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện chiếm 28% ngân sách chi thường xuyên và 20% ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản. Nhờ đó ngành giáo dục và đào tạo có điều kiện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch... thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, duy trì ổn định chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Ðồng thời, đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động, áp dụng các phương pháp tiên tiến vận dụng thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 tại quận nhà”. Đồng thời, năm học 2023 - 2024 ngành cũng chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học, phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, thực hiện có hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018; triển khai thực hiện hiệu quả Ðề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”. Quy mô mạng lưới trường, lớp của quận cơ bản được phát triển và đáp ứng chỗ học cho con em người dân trên địa bàn. Đến nay, kết quả thực hiện chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân, quận đạt được 297,21/10.000. Có 100% học sinh mầm non, 94,8% học sinh tiểu học, 89,8% học sinh THCS học 2 buổi/ngày. 

Các cá nhân nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ với thành tích xuất sắc  trong công tác giáo dục và đào tạo.
Các cá nhân nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ với thành tích xuất sắc
 trong công tác giáo dục và đào tạo.

Song song đó, các trường thực hiện linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, tích hợp nội dung giáo dục địa phương, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Chất lượng giáo dục năm học 2022 - 2023 tiếp tục được duy trì: 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học; 99,9% học sinh tốt nghiệp THCS (công lập và ngoài công lập; 62,3% học sinh TT.GDNN-GDTX tốt nghiệp THCS; 81,6% học sinh vào lớp 10 công lập. 

 Những ngọn cờ trong phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”

 “Dạy tốt - Học tốt” là phong trào thi đua thiết thực, gắn với nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Trong bức thư cuối cùng Bác Hồ gửi cho ngành giáo dục ngày 15/10/1968, Người ân cần căn dặn: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua Dạy tốt - Học tốt”. Khắc ghi lời Bác dạy, trong mỗi năm học, ngành giáo dục đào tạo quận luôn đẩy mạnh hiệu quả phong trào thi đua này. Đây không chỉ là khẩu hiệu, mà còn là một động lực tinh thần lan tỏa trong mọi hoạt động giáo dục tại các trường. Trong năm học 2022 - 2023, Hội đồng Thi đua khen thưởng quận xét duyệt và công nhận 273/301 sáng kiến, giải pháp có phạm vi ảnh hưởng cấp quận; công nhận 62/64 đơn vị đạt tập thể Lao động tiên tiến; 4 đơn vị nhận Giấy khen UBND quận; 265 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành quả tích cực của các mô đua cơ sở; 5 đơn vị nhận Cờ thi đua Thành phố (Mầm non 12, Mầm non 26, Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, Tiểu học Hồng Hà, THCS Lê Văn Tám); 57 đơn vị đạt tập thể Lao động xuất sắc; 29 đơn vị và 78 cá nhân nhận Bằng khen UBND Thành phố; 6 cá nhân nhận Huy hiệu Thành phố. Cấp nhà nước có 1 tập thể nhận Huân chương Lao động hạng Nhì (Trường Mầm non 27); 1 tập thể nhận Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (Trường Mầm non 25B); 1 tập thể nhận Cờ Chính phủ (Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu).

 Thầy Đặng Duy Phước, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu cho biết: “Nhờ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền từ quận đến phường cùng sự đồng hành của phụ huynh học sinh, sự phấn đấu không ngừng của thầy và trò nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc. Năm học vừa qua nhà trường vinh dự đón nhận Huân chương hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng. Từ phong trào thi đua này, đã tạo được khí thế sôi nổi, lan tỏa mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần học tập, tạo môi trường thuận lợi để thầy và trò của trường tiếp tục rèn luyện phấn đấu luôn là giáo viên tốt, học sinh giỏi”. Từ những nỗ lực của thầy và trò đã tạo nên thương hiệu của Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu. Để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, thời gian tới nhà trường tiếp tục đề ra các giải pháp đổi mới trong giảng dạy của thời đại kỷ nguyên số. Áp dụng các công nghệ giáo dục hiện đại, học trực tuyến, sử dụng thiết bị thông minh, phần mềm học tập và trò chơi giáo dục, tạo ra môi trường học tập thú vị và kích thích khả năng khám phá của học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cũng phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng tư duy logic, giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm và sáng tạo. Mặt khác, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế để nâng cao về nhận thức lịch sử dân tộc. Song song đó, tiếp tục tăng cường sự đồng hành của phụ huynh; tổ chức hiệu quả các thuyết trình về phương pháp giảng dạy và chia sẻ thông tin về tiến trình học tập của học sinh để tạo ra một môi trường học tập tích cực. Mục tiêu của nhà trường là xây dựng môi trường học tập an toàn, trường học, lớp học hạnh phúc.

Người lái đò thầm lặng 

Trong bối cảnh nền giáo dục kỷ nguyên số, việc thi đua “Dạy tốt, học tốt” đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Với Trường THCS Điện Biên, phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” được triển khai hằng năm và cũng là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, là khâu cốt lõi nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo, khơi dậy tinh thần dạy tốt, học tốt, tạo môi trường thuận lợi để thầy trò rèn luyện phấn đấu. Từ thực tiễn trong phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” nhà trường xuất hiện nhiều gương nhà giáo tận tụy, tâm huyết với nghề, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt khó, đam mê cống hiến, vững chuyên môn, giúp đỡ, dìu dắt học sinh tiến bộ và đạt nhiều thành tích xuất sắc qua các phong trào thi đua. Thầy Nguyễn Học, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường THCS Điện Biên, giáo viên môn Giáo dục thể chất là một gương sáng mà nhiều giáo viên hướng đến.  Vào ngành từ năm 2007, gắn bó ngành giáo dục quận nhà đã hơn 16 năm, thầy luôn tận tụy với nghề, là nhà giáo mẫu mực được đồng nghiệp, học trò quý mến, phụ huynh kính trọng . Ngọn lửa yêu nghề và tinh thần sáng tạo được khẳng định từ chính sự yêu thương, gần gũi của thầy với học trò, từ những thành tích mà học trò của thầy cũng như cá nhân thầy đạt được. Trong đó phải kể đến những thành tích: giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp quận từ năm học 2012 đến năm 2021; giáo viên dạy giỏi giải Chu Văn An lần thứ XVI năm học 2020 - 2021; giải nhì giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố năm học 2022 - 2023; Nhà giáo trẻ tiêu biểu Thành phố 8 năm liên tục từ năm 2012 đến năm 2020; Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương lần 1 năm 2019; Bằng khen Trung ương Đoàn, Thành Đoàn với thành tích xuất sắc công tác Đoàn và phong trào Thanh niên. Dù đạt được những giải cao, nhưng bản thân thầy Nguyễn Học vẫn luôn khiêm tốn, không ngừng học tập để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để không ngừng hoàn thiện bản thân. Luôn đặt mình trong tập thể hội đồng sư phạm, cùng nhà trường, thầy cô tạo nên môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết, gắn bó, góp phần đưa Trường THCS Điện Biên ngày càng phát triển. Nhận xét về người đồng nghiệp của mình, cô Trương Thu Khuyên, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THCS Điện Biên chia sẻ: Thầy Nguyễn Học là nhà giáo gương mẫu, có tinh thần tự học và sáng tạo; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thi đua của ngành. Thầy có nhiều cống hiến cho ngành giáo dục và đào tạo, có uy tín trong tập thể, được đồng nghiệp tín nhiệm, học sinh, phụ huynh tin yêu, kính trọng. 

Thầy Nguyễn Học.
Thầy Nguyễn Học.

Có thể nói, phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” của ngành giáo dục đào tạo quận Bình Thạnh đã thực sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi góp phần tích cực nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng ứng xử, tinh thần tự học và tính sáng tạo của đội ngũ nhà giáo quận nhà. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thầy Nguyễn Học cùng đội tuyển trường tham gia  Hội khỏe Phù Đổng.
Thầy Nguyễn Học cùng đội tuyển trường tham gia Hội khỏe Phù Đổng.  


Đào đỏ, mai vàng Xuân thắm sắc

 Ly thơm, lan ngát Tết đậm hương 

 CÔNG KHANH

Bài viết nổi bật

Phấn đấu năm 2024 Bình Thạnh không còn hộ nghèo

 • NGUYỄN HIẾU Đồng hành cùng với Thành phố thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025; nhiều...

Bài viết phổ biến